Trên thị trường di động hiện nay đã có rất nhiều mẫu điện thoại có khả năng chống nước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một lượng nhỏ trong số các mẫu máy đang được lưu hành trên thị trường. Chính vì thế, những tai nạn liên quan đến nước luôn làm đau đầu nhiều người sử dụng khi dính phải. Làm thế nào để xử lý đúng cách khi chiếc điện thoại của bạn bị rơi xuống nước? Dưới đây mình xin chia sẻ bài viết này để các bạn có thể giải quyết vấn đề này.
Bước 1: Lấy điện thoại ra khỏi nước nhanh nhất có thể
Vớt ngay điện thoại ra khỏi nước để tránh bị ngấm nước quá nhiều
Dù điện thoại được che chắn bằng nắp lưng hay kính cường lực, thì nước vẫn có thể nhanh chóng thấm qua các thành phần hở như jack tai nghe, micro, loa… Hãy vớt điện thoại của bạn ra ngay lập tức, vì để càng lâu cơ hội “sống sót” càng thấp.
Có một lưu ý nhỏ là nếu điện thoại của bạn rơi vào nước khi đang sạc thì hãy ngắt nguồn điện dẫn vào máy trước khi vớt lên đề phòng điện giật thông qua môi trường nước.
Bước 2: Tháo rời SIM, thẻ nhớ, các phụ kiện gắn vào điện thoại
Gỡ tất cả các cổng che tai nghe, chân nối ra để dễ dàng làm khô và đảm bảo nước không còn đọng bên trong các cổng này. Cố gắng làm khô các bộ phận hở của máy như jack tai nghe, chân SIM, khe thẻ nhớ,.. càng nhanh càng tốt. Trong quá trình này không nên rung, lắc điện thoại quá nhiều sẽ khiến nước bị đẩy vào bên trong nhanh hơn.
Bước 3: Tắt hoàn toàn thiết bị
Ngay sau khi mang được chiếc điện thoại ra khỏi nước, nhanh chóng dùng khăn giấy hoặc vải mềm thấm nước đặt điện thoại lên. Nhanh chóng tắt nguồn, tháo rời nắp lưng và pin. Đây là bước rất quan trọng vì nếu máy vẫn hoạt động khi ngấm nước có thể gây chập mạch, cháy nổ.
Bước 4: Hút ẩm ra khỏi thiết bị
Bạn có thể sử dụng máy sấy nhưng hãy dùng chúng với một khoảng cách đủ xa. Có một lưu ý nhỏ, đó là tuyệt đối không nên để hơi nóng từ máy sấy tiếp xúc với màn hình, bởi vì đây là khu vực dễ bị tổn thương nhất.
Trong trường hợp bạn vớt điện thoại ngay lập tức khi nó vừa chạm nước thì chỉ cần hong khô khoảng 30p, nhưng khuyến cáo là mỗi phần như vậy hong ít nhất khoảng 20p để đảm bảo rằng không còn nước lưu lại trên vi mạch.
Tiếp đến là cho điện thoại của bạn vào thùng gạo. Đặc tính của gạo là hút ẩm rất nhanh, bởi thế, chúng sẽ nhanh chóng lấy đi lượng chất ẩm đang còn ở trong máy của bạn. Tuy nhiên những phần bột gạo nhỏ li ti rất có thể sẽ lọt vào điện thoại hay các cổng kết nối khi sử dụng phương pháp này. Bạn có thể lấy một tấm vải xô bao bọc quanh điện thoại hoặc dùng bông gòn nhét vào các khe hở và cổng kết nối trước khi nhét tất cả vào trong hũ gạo.Tất nhiên, bạn cũng cần đậy thùng gạo của mình thật kín và tránh để không khí lọt vào.
Bước 5: Lắp ráp và khởi động
Sau khi đã làm hết tất cả những gì có thể và cần thiết, điều bạn cần làm tiếp theo là kiên nhẫn và chờ đợi thành quả sau những nổ lực của mình. Bạn sẽ cần phải duy trì thời gian để máy trong tủ chống ẩm hay thùng gạo đủ lâu để lượng nước ngấm vào trong máy có thể bị hút ra ngoài hết. Khoảng thời gian này kéo dài càng lâu sẽ càng tốt. Bạn cần phải duy trì thời gian hút ẩm của máy tối thiểu là 24 giờ.
Sau khi cảm thấy đã đủ lâu, hãy lấy thiết bị của mình ra, lau chùi vệ sinh lại sạch sẽ rồi lắp pin hoặc cắm nguồn điện vào chạy thử. Nếu máy đã hoàn toàn khô mà vẫn không lên, bạn hãy thử bỏ pin ra và cắm máy trực tiếp với sạc, nếu máy hoạt động thì nhiều khả năng viên pin đã bị hỏng.
Nếu máy khởi động được nhưng gặp một số lỗi như loạn cảm ứng, mất tiếng…thì có thể vẫn còn nước lưu lại ở đâu đó trong thiết bị. Lập tức tắt nguồn và thực hiện lại từ bước 3. Còn nếu cắm sạc máy vẫn không lên, hãy mang máy ra trung tâm bảo hành ngay lập tức.
Trên đây là những điều hết sức cơ bản nhưng hữu ích trong việc chú dế của bạn có được cứu sống hay không. Sau tất cả các bước, lời khuyên cho bạn là vẫn nên mang điện thoại ra trung tâm bảo hành để kiểm tra lại xem có vấn đề gì hay không.
——————–oOo——————–
Hotline: 08.66755599 – 08.66795599
Add: 94 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP.HCM
599 Lê Hồng Phong, P.10, Quận 10, TP.HCM
Facebook: https://www.facebook.com/MobigoBB